Việc dự trù nguyên vật liệu, kinh phí và các chi phí khác rất quan trọng trong kế hoạch thi công cụ thể. Trong đó, khối lượng bê tông móng là một yếu tố nắm phần quan trọng cần được tính toán đúng. Hãy tìm hiểu cách tính khối lượng bê tông móng qua bài viết dưới đây.
Bê tông là gì?
Trước khi đến với các cách tính khối lượng bê tông móng, bạn nên tìm hiểu về khái niệm của bê tông.
Bê tông là vật liệu quan trọng bậc nhất được sử dụng trong xây dựng. Vật liệu này được tạo nên bởi sự kết hợp của cốt liệu (thô, min) cùng với chất kết dính (thường là xi măng) cùng một vài vật liệu khác nữa. Để tạo nên bê tông, người làm xây dựng cần tính toán và trộn các nguyên vật liệu theo một tỷ lệ riêng cụ thể. Vì vậy, tính khối lượng bê tông móng đơn, móng đài sẽ được quyết định bởi nhà thầu.

Các công thức tính khối lượng bê tông
Tìm hiểu và học thuộc các công tính khối lượng bê tông sẽ giúp người thi công không còn quá bỡ ngỡ khi dự trù nguyên vật liệu. Hơn nữa, việc tính khối lượng góp phần quan trọng trong quá trình lên kế hoạch, dự trù nguyên vật liệu và dự toán. Nếu tính toán sai có thể dẫn đến tình trạng thừa thiếu, chi phí tăng thêm,… Vì vậy, đây là một việc quan trọng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hiệu quả.
Cách tính thể tích bê tông
Bước đầu tiên để tính khối lượng bê tông móng chính là học thuộc các công thức tính khối lượng quen thuộc. Những công thức thường sử dụng nhất bao gồm:
- Công tính tính cấu kiện bê tông hình dạng lập phương:
Khối lượng bê tông = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao x Số lượng cấu kiện.
- Công tính tính cấu kiện bê tông hình dạng phức tạp khác:
Khối lượng bê tông = Chiều cao x Diện tích mặt bằng cấu kiện.
Nếu cấu kiện bê tông có hình dạng quá phức tạp, kiến trúc sư thường chia cấu kiện đó thành những hình đơn giản hơn để dễ dàng tính toán. Cuối cùng họ chỉ cần cộng tổng là sẽ biết được khối lượng bê tông họ cần cùng.

Ví dụ áp dụng:
Một cấu kiện bê tông có chiều cao = 1,7m; mặt bằng đáy của cấu kiện được tạo thành bởi hình chữ nhật và hình thang.
Trong đó:
Hình chữ nhật có chiều rộng = 1,2m, chiều dài = 2m.
Hình thang có đáy lớn = 2m, đáy nhỏ = 1,4 m và chiều cao = 0,8m.
Vậy ta có được công thức tính khối lượng bê tông như sau:
Vbt = ((1,2 x 2 + (2 + 1,4) x 0,8/2)) x 1,7= 6.39 m3
Cách tính khối lượng bê tông móng
Đối với tính khối lượng bê tông móng, bạn cũng có thể áp những công thức tương tự. Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

(Đơn vị trong hình vẽ: mm)
Thể tích bê tông lót = (3,64 + 2,34) x 2 x 0,65 x 0,1 = 0,7774 m3.
Tính khối lượng bê tông móng
Khối lượng bê tông móng = (3,44 x 2 + 2,54 x 2) x (0.45 x 0.21 + 0.33 x 0.14 + 0.56 x 0.22) = 3,1562 m3.
Cách tính khối lượng bê tông móng đơn
Đối với cách tính khối lượng bê tông tùy, tùy thuộc vào loại móng đơn hay móng đài mà bạn sẽ có những cách tính khác nhau. Móng đơn là loại móng có tác dụng chính là chịu lực, hỗ trợ đỡ cột hay một cụm các cột có thể giúp đỡ nhau.
Tính khối lượng bê tông móng đơn nếu cấu kiện có dạng hình lập phương:

Khối lượng bê tông móng đơn = Số lượng cấu kiện x Chiều dài x Chiều rộng x Độ cao
Tính khối lượng bê tông móng đơn khi cấu kiện có hình dạng phức tạp:
Khối lượng bê tông móng = Diện tích mặt bằng cấu kiện x Chiều cao
Tính khối lượng bê tông móng đài
Móng đài là bộ phận với chức năng chính dùng để liên kết, kết nối các cọc của một công trình. Móng đài còn giúp phân bổ lực đỡ cân bằng cho bề mặt và thể tích của móng nhà. Vì vậy, bê tông móng đài cũng cần được tính toán cẩn thận không kém bê tông móng đơn.
Bạn có thể xem xét ví dụ sau về phương pháp tính khối lượng của bê tông móng đài:

Dựa vào hình vẽ ta tính được diện tích của bê tông móng đài là:
S = 1 x 0,7 + (1 + 0,43) x 0,6/2 = 1,129 m2
Vậy tổng khối lượng của bê tông móng đài là:
V = 5 x ((1 x 0,7 + (1 + 0,43) x 0,6/2)) x 0,7 = 3,9515 m3
Hướng dẫn cách thi công móng đúng nhất
Sau khi đã nắm rõ những cách tính bê móng đơn và móng đài, đơn vị xây dựng đã có thể bắt đầu triển khai kế hoạch thi công bê bông. Quá trình này có thể được thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy trộn bê tông. Khi thực hiện, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Cần luôn đảm bảo ghép cốp pha thật kín, chắc và có thể chịu được độ rung động khi tiến hành đầm để đảm bảo chất lượng công trình.
- Đánh sạch sẽ cốt thép trước khi sử dụng. Luôn điều chỉnh cốt thép sao cho luôn thẳng đứng và đúng chiều để chịu lực.
- Trong quá trình đổ bê tông phải luôn đổ liên tục thành hình khối và không để hình thành lỗ rỗng bên trong.
- Bảo vệ bê tông trong quá trình sử dụng bằng cách phủ bao tải, phủ bạt để tránh tình trạng mất nước, gãy nứt.
- Thường xuyên tưới nước giữ ẩm sau khoảng 6 – 10 tiếng.

Qua bài viết trên, TXD đã giới thiệu cho bạn những cách tính khối lượng bê tông móng đơn giản. Hãy truy cập trang web của chúng tôi để tham khảo thêm những dịch vụ xây nhà khác nhé.
Tư vấn xây dựng công trình uy tín, chất lượng
TXD tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ chuyên gia xây nhà, sửa nhà trọn gói và chống thấm tại Việt Nam. Chúng tôi thi công đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và Quốc tế.
An toàn, thi công nhanh chóng, tiết kiệm, đưa ra giải pháp giá trị đảm bảo độ uy tín và trung thực cao nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhé!