Khe lún là gì? Cấu tạo và tác dụng của khe lún

Khe lún ngày càng được sử dụng phổ biến trong quá trình thi công ngày nay như một phương pháp phân tách các ngôi nhà và hàng rào. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm này qua bài viết của chúng tôi nhé!

Khe lún là gì?

Khe lún là một trong những khái niệm phổ biến nhất thường được sử dụng trong mảng xây dựng bởi kỹ sư, kiến trúc sư. Đây là một loại khe có khả năng co giãn, biến dạng linh hoạt được hình thành trong quá trình thi công từ phần móng cho đến phần mái. 

Khe lún và khe nhiệt thường có công dụng chính để phân tách giữa các công trình công cộng. Một vài ví dụ về công trình thường sử dụng khe như các tòa nhà cao tầng, chung cư, tường rào có độ cao thấp khác nhau, …

Hiện nay người ta thường phân khe lún thành 2 loại chính bao gồm:

  • Khe hàng rào.
  • Khe giữa hai tòa nhà. 
Khe lún là gì?

Tác dụng của khe lún đối với các công trình

Bởi cấu tạo khe lún rất đặc biệt nên chúng có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho quá trình thi công như:

Đối với công trình có độ chênh lệch cao thấp khác nhau

Những công trình xây dựng có độ chênh lệch cao thấp khác nhau khi được xây dựng cạnh nhau sẽ tạo ra những tác động khác nhau lên nền đất. Vì vậy, các đơn vị thi công sử dụng khe để tách biệt hai công trình, đề phòng sụt lún. 

Đảm bảo những yêu cầu về độ lún và độ giãn nở giữa hai công trình

Trong quá trình phân tách hai khối công trình cạnh nhau, khe cũng sẽ hỗ trợ đảm bảo độ lún và độ giãn nở theo đúng yêu cầu cho cả 2 công trình. 

Đảm bảo những yêu cầu về độ lún và độ giãn nở giữa hai công trình

Giảm tải trọng bằng cách chia tác các khối công trình lớn

Xử lý khe lún đúng cách sẽ giúp phân tán áp lực và giảm tải trọng của các công trình lớn xuống nền đất. Lý do chính bởi khe sẽ giúp phân chia khối công trình trở nên nhỏ hơn, trọng lực phân bố được đều hơn.

Giảm tải phần trọng lực tại tường rào đối với các công trình dựng sát nhau

Việc phân tách hai khối công trình khác nhau cũng sẽ giúp cho phần tường rào của hai khối công trình này được giảm tải trọng lực hơn. Sự chênh lệch tải trọng được ngăn chặn sẽ hỗ trợ chống sụt lún đối với cả hai công trình. 

Phân tách các khối hàng rào dài

Hàng rào quá dài ở các công trình cũng sẽ mang lại nguy cơ sụt lún, nứt tường rào. Vì vậy, việc chống thấm khe lún sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn những rủi ro không đáng có gây ra bởi hiện tượng này. 

Chi tiết về cấu tạo của khe lún trong công trình

Mỗi loại khe sẽ có một vài đặc điểm khác nhau về cấu tạo như sau:

Cấu tạo của khe giữa hai khối nhà

Khe lún được tạo nên bởi đơn vị thi công ở giữa hai khối nhà đối với các trường hợp như:

  • Các khối nhà lớn được xây gần nhau, mức độ chênh lệch giữa nhà thấp tầng và nhà cao tầng quá lớn. 
  • Các công trình xây dựng với bờ tường quá sát nhau. 
  • Nền đất tại công trình xây dựng không có sức chịu tải đồng đều giữa các khu vực. 
  • Dự án thi công của các công trình lớn, công trình công cộng, công trình với chiều cao, chiều dài lớn. 
  • Kết cấu thép của công trình xây dựng có chiều dài 40m, kết cấu bê tông có chiều dài 20 m. 
  • Sử dụng khe lún tại bệnh viện, trường học, chung cư cao tầng sát nhau,…
Cấu tạo của khe lún giữa hai khối nhà

Khi sử dụng khe lún phân tách hai công trình, người ta sẽ hình thành khe lún với các độ rộng từ 20 – 50 – 100 – 200mm và phải được cắt sâu đến móng và hầm. Nhờ vậy công trình mới có thể được tách thành các khối riêng biệt. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các khe lún không được quá 24 m. 

Cấu tạo chi tiết của khe lún giữa hai hàng rào

Khe lún khi sử dụng để phân tách các tường rào sẽ có những cấu tạo đặc trưng khác so với phân tách hai khối nhà. Khe lún cho tường rào thường được người ta sử dụng ở những trường hợp như:

  • Các công trình nhà cao tầng được xây xát với tường tào.
  • Tường rào có độ dài trên 60m.
  • Nền đất dùng để xây dựng tường rào yếu

Các khe lún sử dụng tại công trình tường rào cần phải được độc lập với nhau. Như vậy mới có thể đảm bảo khả năng chịu lực tối đa của khe. Khác với loại trên, chiều rộng của khe lún lúc này sẽ được điều chỉnh theo hình dạng của công trình. Trong đó, khoảng cách giữa tường rào và khe lún sẽ dao động khoảng 2 – 3 cm.

Cấu tạo chi tiết của khe lún giữa hai hàng rào

Khe thường được xây dựng tại các tường rào gắn liền với những công trình lớn. Một số công trình quen thuộc có thể kể đến như bảo tàng, trường học, bệnh viện, các cơ quan đoàn thể,… Lúc này cần có khe lún để tạo sự phân bố tải trọng hợp lý. Khoảng cách giữa các khe cũng cần được đảm bảo luôn nhỏ hơn 24m.

Qua bài viết trên, TXD đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản cần thiết nhất về khe lún, công dụng và những chi tiết về cấu tạo. Hãy truy cập trang web của chúng tôi để được tư vấn thêm về những dịch vụ thuê nhà khác nhé!

Rate this post

Tư vấn xây dựng công trình uy tín, chất lượng

TXD tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ chuyên gia xây nhà, sửa nhà trọn gói và chống thấm tại Việt Nam. Chúng tôi thi công đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và Quốc tế.

An toàn, thi công nhanh chóng, tiết kiệm, đưa ra giải pháp giá trị đảm bảo độ uy tín và trung thực cao nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhé!


TXD sẵn sàng phục vụ quý khách

Cô chú anh chị có nhu cầu xây nhà trọn gói vui lòng gọi ngay cho TXD để được phục vụ

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại TXD
Địa chỉ: Liền kề 594, Dịch vụ 13, Khu đô thị Mậu Lương, Hà Đông, Hà Nội