Bạn đang chuẩn bị thi công công trình nhưng chưa nắm rõ về kỹ thuật ép cọc bê tông? Bạn chưa biết chính xác về quy định chuẩn về chiều sâu để ép cọc bê tông? Những lưu ý nào để quá trình ép cọc bê tông được hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc liệu có nên ép cọc bê tông cho công trình không?
Ép cọc bê tông là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi có nên ép cọc bê tông cho công trình không, bạn cần tìm hiểu cọc bê tông và ép cọc bê tông là gì.
Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại, thực hiện đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu được đánh dấu trước đó, làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình. Để tránh sụt lún, đảm bảo kết cấu vững chắc cho công trình. Để hiểu rõ hơn về công tác ép cọc, ngoài biết ép cọc bê tông là gì. Bạn cần nắm được các khái niệm về một số thông số sau:

Cọc bê tông là gì?
Là loại vật liệu xây dựng kết hợp của bê tông và thép. Cọc bê tông cốt thép có hai loại chính là cọc tròn ly tâm và cọc vuông cốt thép Kích thước cọc: là các thông tin về chiều dài, tiết diện hoặc đường kính của cọc.
- Chiều sâu cọc: là chiều dài cọc chìm dưới lòng đất khi ép.
- P: Sức chịu tải của cọc là lực ép của cọc theo thiết kế.
- Pmin: Lực ép nhỏ nhất, đảm bảo đưa cọc qua các lớp đất đến chiều sâu chịu tải P theo thiết kế. Thông thường Pmin = (1,5-2)P < PVL
- Pmax: Lực ép lớn nhất, không được vượt quá khi ép cọc. Mục đích để bảo vệ an toàn, không bị gãy cọc do lực ép. Pmax = (2-3)P < PVL
- PVL : là sức chịu tải theo vật liệu cọc
- Lmin: Chiều sâu cọc nhỏ nhất dựa trên tính toán dự kiến sức chịu tải cọc theo đất nền.
Có nên ép cọc bê tông cho công trình không?
Công trình kiến trúc có tải trọng lớn, xây dựng trên nền đất yếu, quy mô xây dựng từ 3 tầng đến 8 tầng cần áp dụng phương án ép cọc bê tông. Nếu công trình có tải trọng nhỏ thì không cần sử dụng phương án này vì sẽ gây lãng phí không cần thiết. Đối với các công trình có quy mô lớn hơn, ta nên sử dụng phương án thi công cọc ly tâm, cọc khoan nhồi,…
Quy định chuẩn về chiều sâu để ép cọc bê tông
- Để thi công cọc bê tông, chiều sâu của cọc bê tông phải được xác định rõ ràng. Chiều sâu của cọc bê tông phụ thuộc vào lực ép đầu cọc, địa chất khu vực thi công và loại cọc thi công. Điều này là cần thiết để xác định chiều sâu cọc bê tông. Ngoài ra, cần tham khảo những công trình đã thi công trên nền địa chất giống nhau để có thể thi công chính xác nhất.
- Đối với đất liền thổ, đây là loại đất ít bị lún sụt hay nứt. Vì vậy, nếu dùng ép neo thì có thể ép cọc xuống độ sâu khoảng 5 đến 15m, dùng phương pháp ép cọc tải thì có thể ép xuống độ sâu từ 10 đến 20m tùy loại cọc.
- Đối với đất ruộng, đất lấp ao thường có nền đất yếu, đất dễ sụt lún vì vậy việc ép cọc bê tông cần sâu hơn so với đất liền thổ. Độ sâu tối thiểu cọc là 10 đến 25m tùy theo loại cọc. Với những vùng đất mới san lấp cần cọc bê tông kích thước lớn hơn và ép ở độ sâu lớn hơn.
- Đối với đất pha cát, loại đất này có độ lún gần như đất ruộng nhưng độ bền chắc thì tương tự. Vì vậy, việc ép cọc bê tông cũng cần phải có độ sâu tối thiểu 10-20 m. Loại đất pha cát này chỉ có một điểm khác biệt chính là độ thấm hút nước tốt hơn so với loại đất ruộng.

Quá trình ép cọc bê tông
Sau khi đã giải thích có nên ép cọc bê tông cho công trình, tiếp theo là quá trình ép cọc bê tông mà bạn cần biết. Để thi công cọc bê tông, các nhà thầu cần khảo sát kỹ các hộ liền kề và địa chất công trình. Giai đoạn này sẽ giúp tránh những rủi ro không mong muốn trong quá trình ép cọc cho các công trình liền kề.

Đối với nền đất yếu sẽ cần mật độ cọc bê tông cao hơn so với các công trình có nền đất cứng. Khi ép cọc bê tông xuống nền đất, tỉ lệ chiếm chỗ của các cọc bê tông khá cao và lực ép cọc bê tông lớn nên sẽ dễ gây ra tình trạng ép đất ra xung quanh làm cho các công trình liền kề bị nứt, bị lồi nền…Nên để tránh tình trạng này trước khi thiết kế và thi công khảo sát kỹ lưỡng để tính toán mật độ cọc. Nếu mật độ cọc cao thì nên dùng biện pháp khoan dẫn hoặc ép cừ Larsen.
Khi nào nên ép cọc bê tông xây nhà?
Công trình cần ép cọc hay không sẽ phụ thuộc vào địa chất tại nơi xây dựng và tải trọng công trình. Để xác định được khi nào cần ép cọc bê tông xây nhà, cần phải trải qua quá trình khảo sát, đo đạc và tính toán của kỹ sư. Một số trường hợp công trình cần ép cọc bê tông:
- Công trình tọa lạc tại khu vực có nền đất yếu, chịu ảnh hưởng của sông, suối, ao, hồ,… Khu vực địa chất có mạch nước ngầm.
- Công trình được xây dựng gần kênh nước, hệ thống thoát nước sâu,…
- Đặc thù công trình cần khả năng chịu lực cao và tải trọng lớn. Ví dụ các công trình cao tầng, hoặc các công trình 1, 2 tầng nhưng có dự định trong tương lai sẽ nâng tầng.

Qua bài viết trên, TXD đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về có nên ép cọc bê tông cho công trình không. Hãy truy cập trang web của chúng tôi để tham khảo những dịch vụ xây nhà khác nhé!
Tư vấn xây dựng công trình uy tín, chất lượng
TXD tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ chuyên gia xây nhà, sửa nhà trọn gói và chống thấm tại Việt Nam. Chúng tôi thi công đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và Quốc tế.
An toàn, thi công nhanh chóng, tiết kiệm, đưa ra giải pháp giá trị đảm bảo độ uy tín và trung thực cao nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhé!