Để kết cấu bê tông thép được tốt nhất thì cách bố trí thép dầm rất quan trọng. Bài viết dưới đây của TXD sẽ chia sẻ kinh nghiệm và nguyên tắc bố trí dầm tiêu chuẩn mà chúng tôi có được khi triển
Dầm là gì?
Dầm là cấu kiện trong kết cấu xây dựng, thường được đặt nằm ngang hoặc nghiêng. Vai trò của dầm là để chịu tải trọng và đỡ các bộ phận ở phía trên, do đó, dầm có khả năng chịu uốn, chịu nén rất tốt.
Kích thước dầm có sự khác nhau giữa các kiểu nhà. Ví dụ, với nhà 2 tầng 1 tum, nhà 2 tầng hiện đại, nhà phố 2 tầng… thì chiều cao dầm khoảng 30cm. Với nhà 3 tầng như nhà ống, nhà vườn 3 tầng, nhà gác lửng 3 tầng thì chiều cao dầm khoảng 35cm. Với nhà 4 hoặc 5 tầng thì chiều cao dầm khoảng từ 35 đến 40cm.
Dầm được chia thành 2 loại chính đó là dầm thép và dầm bê tông cốt thép. Dầm thép được chế tạo hoàn toàn từ thép, có sự liên kết với các cấu kiện khác bằng bu lông hoặc mối hàn, loại dầm này thường được sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng, kho bãi, nhà tiền chế… Dầm bê tông cốt thép là dầm được tạo thành từ các nguyên liệu là: cát, đá, xi măng, nước và cốt thép, có hình vuông hoặc hình chữ nhật, dầm bê tông cốt thép có tác dụng chống lại lực cắt, lực uốn, xoắn thanh dầm.

Nguyên tắc chung bố trí thép dầm đúng tiêu chuẩn
Trước khi thi công thép dầm yêu cầu cần phải có bản vẽ shopdrawing thép, bản vẽ hoặc bản vẽ đề tay thép. Việc thiết kế bản vẽ shopdrawing thép dầm cần căn cứ bám sát vào yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo tính chính xác, khoa học, dễ dàng triển khai thực tế thi công ngoài hiện trường.
Bên cạnh đó, bố trí thép dầm còn cần phải đảm bảo yếu tố tiết kiệm, tránh lãng phí thép, đảm bảo tính chịu lực tốt.
Việc bố trí thép dầm phụ thuộc lớn vào biểu đồ nội lực, từ đó sẽ bố trí thép dầm sao cho phù hợp với vùng miền chịu lực của dầm, tuân thủ theo nguyên tắc cấu tạo, đảm bảo khả năng chịu nén của bê tông tốt và chịu kéo của thép.
Thép dầm được chia thành 2 loại là thép dầm dọc và thép dầm ngang dựa vào tiết diện. Nguyên tắc bố trí của 2 loại dầm này cũng có sự khác nhau đáng kể mà bạn cần lưu ý:
Cách bố trí thép dầm ngang
- Về đường kính cốt thép: Đường kính dao động trong khoảng 12 đến 25mm, hoặc tùy chỉnh đến 32mm, miễn là đường kính đảm bảo không được lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm. Không thi công quá 3 đường kính cốt thép chịu lực đồng thời trên mỗi dầm. Bên cạnh đó, nguyên tắc bố trí thép dầm ngang cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các đường kính là 2mm.
- Lớp bảo vệ cốt thép: Đối với cốt thép chịu lực mà bản, tường có chiều dày 100mm trở xuống thì Co là 10mm, nếu lớn hơn 100mm thì Co là 15mm. Nếu sườn và dầm cao dưới 250mm thì Co là 15mm, hoặc nếu cao hơn 250mm thì Co là 20mm. Với cốt thép chịu mà bản và tường có chiều dày từ 100mm trở xuống thì Co là 10mm, nếu dầm và sườn cao trên 250mm thì Co là 20mm. Đối với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai thì nếu kích thước bản và tường dày trên 250mm thì Co là 15mm, dưới 250mm thì Co là 10mm.
- Về khoảng hở của cốt theo dầm: Kích thước hở giữa 2 mép của cốt thép cần đảm bảo không được nhỏ hơn đường kính cốt thép, đồng thời lớn hơn trị số to. Khi đặt cốt thép phải đặt thành 2 hàng và hàng trên to khoảng 50mm. Mỗi vùng đặt cốt thép thì cần bố trí thành nhiều hàng, không được đặt ở hàng ở trên hay vị trí khe hở của hàng dưới. Nếu không thể được đặt quá nhiều cốt thép thì cần bố trí theo cặp, nhưng không được đặt ở khe hở các cốt và khoảng cách tối thiểu cần đảm bảo là 1,5 Ø.
- Điểm giao nhau của cốt thép dầm: Cốt thép phía trên dầm chính cần phải đặt vào khoảng trống giữa 2 hàng.

Cách bố trí thép dầm dọc
Ở vị trí vùng momen âm, cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía trên, trong vùng momen dương thì cốt thép dọc kéo As đặt ở phía bên dưới. Đối với vùng được tính toán thì nên đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất.
Để tiết kiệm diện tích, đồng thời giảm số lượng thanh thép thì khi thực hiện nên cắt đi một số thanh sắt hoặc uốn chuyển vùng. Tuy nhiên cần đảm bảo số lượng thép còn lại có khả năng chịu đựng được lực theo momen uốn tại những vị trí thẳng góc hoặc nơi có góc độ nghiêng. Cần đảm bảo sự chắc chắn ở đầu mỗi thành phần cốt thép có khả năng chịu lực.
Tóm lại, bố trí thép dầm không phải là công việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Để đảm bảo công việc được thực hiện đúng, đồng thời đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình thì việc bố trí này nên được thực hiện bởi người có chuyên môn, kinh nghiệm.

Hy vọng rằng qua những chia sẻ của xây dựng TXD về cách bố trí thép dầm trong xây dựng, khách hàng có thể tham khảo để thiết kế cho mình một công trình chất lượng, bền vững nhưng vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí, mang lại tính thẩm mĩ cao. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thi công bố trí thép dầm, vui lòng liên hệ với TXD để được hỗ trợ và tư vấn.
Tư vấn xây dựng công trình uy tín, chất lượng
TXD tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ chuyên gia xây nhà, sửa nhà trọn gói và chống thấm tại Việt Nam. Chúng tôi thi công đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và Quốc tế.
An toàn, thi công nhanh chóng, tiết kiệm, đưa ra giải pháp giá trị đảm bảo độ uy tín và trung thực cao nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhé!